Sun Hospital https://sunhospital.vn Fri, 03 Sep 2021 03:02:36 +0000 en-GB hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 https://sunhospital.vn/wp-content/uploads/cropped-favicon-32x32.png Sun Hospital https://sunhospital.vn 32 32 Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia – EN https://sunhospital.vn/en/bi-quyet-tri-ho-cho-be-khong-dung-khang-sinh-tu-chuyen-gia-en.html https://sunhospital.vn/en/bi-quyet-tri-ho-cho-be-khong-dung-khang-sinh-tu-chuyen-gia-en.html#respond Fri, 22 Jan 2021 09:12:40 +0000 https://sunhospital.vn/?p=761 Tiếng con ho luôn làm cha/mẹ xót xa. Xót xa hơn khi con lại phải dùng thuốc kháng sinh đợt này chưa dứt, đợt khác lại tới rồi thì rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng, gầy ốm, còi cọc, chưa kể nguy cơ kháng thuốc rình rập cận kề. Có biện pháp nào. . .

The post Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
Tiếng con ho luôn làm cha/mẹ xót xa. Xót xa hơn khi con lại phải dùng thuốc kháng sinh đợt này chưa dứt, đợt khác lại tới rồi thì rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng, gầy ốm, còi cọc, chưa kể nguy cơ kháng thuốc rình rập cận kề. Có biện pháp nào để trị ho cho bé không dùng kháng sinh không?

Vì sao nhiều bác sĩ lại kê kháng sinh khi trẻ bị ho?

Thứ nhất: những dấu hiệu ban đầu như ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi khi ngủ, thường không được các mẹ coi trọng với suy nghĩ “húng hắng đơn giản, để trẻ tự khỏi”. Chỉ tới khi tình trạng của con trở nặng, bội nhiễm các mẹ mới tá hóa đi khám, mua thuốc.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

Thứ hai: môi trường ô nhiễm khiến tỉ lệ bội nhiễm vi khuẩn tăng cao. Có thể ban đầu trẻ chưa bị nhiễm khuẩn mà mới chỉ chớm ngứa, rát họng hoặc nhiễm lạnh gây ho hoặc khóc nhiều gây ho. Tuy nhiên, thời gian ốm kéo dài  khiến sức đề kháng suy giảm trầm trọng thêm việc ứ đọng dịch mũi, đờm tại họng… tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, khi trẻ vào tới bệnh viện sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng chéo trong bệnh viện.

Thứ ba: một số bác sĩ có thể đề phòng trường hợp trẻ diến biến viêm họng nên thường kê kháng sinh luôn vì “giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Kháng sinh trong trường hợp này để “phòng” nhiễm khuẩn hơn là để “trị”. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh để lại hiểm họa kháng thuốc lâu dài ở trẻ.

Làm sao để trị ho cho bé không dùng kháng sinh?

Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, để trị Ho đúng cách cho trẻ, nhất thiết các mẹ phải lưu ý 2 vấn đề:

Thứ nhất, phải quan tâm và điều trị sớm các dấu hiệu ban đầu của viêm đường hô hấp. như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, húng hắng ho.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên mẹ chăm sóc khi trẻ bị ho

Các mẹ lưu ý, không chỉ vào thời điểm mùa đông trẻ mới bị nhiễm lạnh, mà ngay cả mùa hè trẻ cũng thường xuyên bị nhiễm lạnh như:

  • Trẻ nằm điều hòa để nhiệt độ thấp; trẻ ra nhiều mồ hôi, không lau và thay áo kịp thời;
  • Trẻ ăn đồ lạnh, uống nước mát trong tủ lạnh;
  • Trẻ ra vào phòng điều hòa gây hiện tượng sốc nhiệt…

Khi đó, thân nhiệt trẻ chưa thay đổi kịp với thay đổi nhiệt độ từ môi trường, sức đề kháng còn yếu dẫn đến tình trạng trẻ nhiễm lạnh gây ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, húng hắng ho. Thực tế, rất nhiều mẹ do bận hoặc không để ý đến những dấu hiệu ban đầu của trẻ khi mới chớm nhiễm lạnh, mà thường chỉ khi nghe tiếng ho nhiều, ho nặng của con mới giật mình biết là CON BỊ ỐM, BỊ HO.

Do vậy, để ngăn chặn những tiếng ho nhiều, ho nặng ở trẻ, các mẹ nên:

1. Thoa (bôi) dầu Tràm vào gan bàn chân, day huyệt Dũng tuyền 3-4 lần liên tục, ngày làm liên tục 2-3 lần. Thoa Dầu tràm làm ấm phần ngực, lưng (vị trí phổi) của trẻ.

2. Cho trẻ uống luôn quất hấp mật ong hoặc húng chanh – đường phèn, ngày uống 3-4 lần tùy theo độ tuổi trẻ mà phân liều phù hợp. Các thành phần trong các bài thuốc dân gian kể trên đều chứa tinh dầu, giúp giải cảm – giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Việc kết hợp sử dụng dầu tràm và siro ho cho bé chiết xuất từ thảo dược đã được chứng minh giúp ngăn chặn hiệu quả trẻ tiến triển sang viêm đường hô hấp sâu.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

3. Chú ý dinh dưỡng đủ chất để trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị viêm đường hô hấp.

4. Cho trẻ uống nhiều nước/ tăng lượng bú hàng ngày

Thứ hai, với trường hợp trẻ bị ho nhiềuho nặng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc dân gian như quất-mật ong, húng chanh – đường phèn để giảm ho, mẹ cần chú ý các dấu hiệu ho ở trẻ đặc trưng ở trẻ, có thể cho trẻ đi khám hoặc xét nghiệm để biết chính xác trẻ bị ho do nguyên nhân nào.

Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia

Trẻ bị ho nhiều, ho nặng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu ho do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì nhất thiết cần sử dụng kháng sinh kèm các bài thuốc giảm ho thảo dược kể trên để diệt khuẩn. Nên uống siro thảo dược vào buổi sáng, khi trẻ chưa ăn gì. Sau khi cho uống nên vỗ đờm cho bé. Lưu ý, không nên cho trẻ ăn ngay sau khi uống siro. Vì đờm long dưới tác dụng của thuốc có thể khiến trẻ bị nôn, trớ.

Một số dấu hiệu giúp mẹ phân biệt viêm họng do virus và vi khuẩn?

Biểu hiện viêm họng do virus Biểu hiện viêm họng cấp do vi khuẩn
Chưa sốt, hoặc nếu sốt thì sốt rất cao, thường cứ 4-6 giờ sốt lại một lần Có thể biểu hiện sốt, nhưng tần suất sốt thưa, không liên tục
Chảy mũi Họng sưng, đỏ, trẻ khó ăn, dễ trớ
Ho Ho nhiều, có thể ho có đờm
Tiêu chảy Khởi bệnh không đột ngột, thường ủ bệnh sau một thời gian chảy nước mũi, húng hắng ho
Có thể có nổi ban đỏ sau 3 ngày hạ sốt

Vì sao mẹ không nên sử dụng thuốc giảm ho-long đờm tây y?

Các thuốc giảm ho-long đờm tây y thường gây ứ đọng đờm hoặc tan đờm trong khi trẻ chưa biết khạc đờm, có thể gây suy hô hấp ở trẻ. FDA cũng đã khuyến cáo không sử dụng nhóm thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

Hãy là người mẹ thông thái, trang bị cho mình những kiến thức khoa học để “trị ho cho bé đúng cách không dùng kháng sinh”!

The post Bí quyết trị ho cho bé không dùng kháng sinh từ chuyên gia – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
https://sunhospital.vn/en/bi-quyet-tri-ho-cho-be-khong-dung-khang-sinh-tu-chuyen-gia-en.html/feed 0
Bác sĩ nhi khoa chia sẻ cách hạ sốt cho bé nhanh nhất tại nhà – EN https://sunhospital.vn/en/bac-si-nhi-khoa-chia-se-cach-ha-sot-cho-be-nhanh-nhat-tai-nha-en.html https://sunhospital.vn/en/bac-si-nhi-khoa-chia-se-cach-ha-sot-cho-be-nhanh-nhat-tai-nha-en.html#respond Fri, 22 Jan 2021 09:11:21 +0000 https://sunhospital.vn/?p=760 Định nghĩa sốt ? [Nelson 2016] Nhiệt độ cơ thể trẻ em bình thường từ 36.5 – 37.5°C. Khi nhiệt độ từ 37.6 – 38.5°C gọi là tăng thân nhiệt. Bé được định nghĩa là sốt khi nhiệt độ trực tràng ≥ 38°C (101.3°F) trở lên (NẾU ĐO Ở NÁCH LÀ ≥37.5°C) Trẻ dưới 03. . .

The post Bác sĩ nhi khoa chia sẻ cách hạ sốt cho bé nhanh nhất tại nhà – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
Định nghĩa sốt ? [Nelson 2016]

Nhiệt độ cơ thể trẻ em bình thường từ 36.5 – 37.5°C. Khi nhiệt độ từ 37.6 – 38.5°C gọi là tăng thân nhiệt.
Bé được định nghĩa là sốt khi nhiệt độ trực tràng ≥ 38°C (101.3°F) trở lên (NẾU ĐO Ở NÁCH LÀ ≥37.5°C)
Trẻ dưới 03 tháng thì chỉ cần trực tràng ≥37.5°C là được định nghĩa là sốt.
Nhiệt độ cơ thể bé có thể dao động trong ngày khoảng 0.5°C và thường thì chiều tối sẽ cao nhất và thấp hơn vào buổi sáng, do cơ chế hormone và nồng độ cortisol…

 

Đo nhiệt độ thế nào?

– Nách : cộng thêm 0.5°C
– Hậu môn: đo ra nhiêu xài bấy nhiêu.
Lưu ý: Một nghiên cứu năm 2000 chỉ ra rằng: hơn một nửa (57%) bố/mẹ HIỂU và ÁP DỤNG SAI phương pháp hạ sốt cho bé. Vì vậy, điều này thường dẫn đến những biến chứng đáng tiếc và không đáng có cho con. Đặc biệt để con sốt quá cao có thể gây co giật ở một số bé.

Cơ chế sốt

Khi sốt, cơ thể nóng lên, các men trong cơ thể chúng ta vẫn hoạt động bình thường trong khi các men của vi khuẩn hay virus bị giảm hiệu quả. Khi đó, cơ thể ta vẫn “vận hành” trơn tru còn sự sinh sản của vi khuẩn thì chậm lại. Do đó, góp phần làm chậm sự lây lan của vi sinh vật. Tuy nhiên, sốt chỉ là một trong số rất rất nhiều cách mà loài người qua bao nhiêu năm tháng tiến hóa tạo ra để chống chọi với vi sinh vật ban đầu. Cho nên vấn đề sốt chưa hẳn là xấu.

Vậy sốt khi nào xấu?

Sốt là xấu khi nó gây ra biến chứng mà biến chứng thường gặp nhất đó chính là co giật. Khi trẻ đã có tình trạng co giật thì rất nguy hiểm. Nếu bé có tiền căn sốt co giật trước đó thì nếu bé sốt trở lại, cần tích cực hạ sốt.

Lau mát thực sự không tác dụng lên được trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não. Việc lau mát chỉ dừng lại ở việc hạ thân nhiệt ở vị trí lau mát ngoại vi. Đôi khi, việc lau mát gây tình trạng co mạch ngoại biên và rối loạn thêm thân nhiệt của bé, hệ quả là 70% số bé sau lau mát có tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trước.

Bác sĩ nhi khoa chia sẻ cách hạ sốt cho bé nhanh nhất tại nhà

NICE guidance – Hướng dẫn trong quản lý sốt ở trẻ em

[1] Trẻ [2] Trẻ>04 tuần tuổi, dùng nhiệt kế điện tử ở đùi hoặc nhiệt kế hồng ngoại ở ngón tay/tai.
[3] Thuốc hạ sốt (paracetamol và ibuprofen) không được sử dụng THƯỜNG QUY cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm
[4] Thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt và không nên dùng để cho mục đích phòng ngừa co giật do sốt.
[5] Việc sử dụng phối hợp Paracetamol và Ibuprofen không cho thấy có giá trị hơn việc sử dụng đơn thuần 01 loại thuốc. Chỉ sử dụng khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu.
[6] Lau mát không được khuyến cáo cho việc hạ sốt của bé mà còn làm tăng sự khó chịu cho bé và gây rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh [7] Phương pháp vật lý duy nhất chấp nhận cho việc hạ sốt là : KHÔNG mặc đồ quá nhiều hay ủ ấm cho bé khi sốt.
[8] Paracetamol và Ibuprofen KHÔNG được cho đồng thời ở trẻ đang sốt. Nếu không đáp ứng 1 loại ban đầu, sử dụng phối hợp, không dùng cùng lúc.

Mốc can thiệp:

– Sốt từ 38.5 – 39°C : không khuyến cáo điều trị thuốc hạ sốt
– Từ 39°C – 40°C: dùng đơn thuần 1 loại thuốc hạ sốt (nếu không hạ mới dùng xen kẽ loại thứ 2).
– Từ 40°C trở lên : lau mát TRƯỚC cho thân nhiệt giảm xuống 40°C thì hạ đồi bị ức chế thì thuốc hạ sốt không tác dụng hoặc tác dụng kém.

Chỉ nên lau mát khi:

– Không chắc nguyên nhân tăng nhiệt độ là sốt hay tăng thân nhiệt
– Sốt kèm với 1 yếu tố làm tăng thân nhiệt như quấn chăn quá chặt, do dùng thuốc anticholinergics như atropine, ipratropium…
– Sốt kèm với bệnh nội thần kinh.

Cách lau mát và nhiệt độ thế nào là phù hợp:

– Nhiệt độ của nước nên dưới nhiệt độ của bé 5°C (ví dụ bé sốt 41°C thì nước khoảng 35-36°C là vừa)
– Vừa lau mát vừa mở quạt

Các bạn có thể thấy rằng : lau mát + hạ sốt thì hạ thân nhiệt nhanh hơn việc hạ sốt đơn thuần trong 15 phút đầu. Nhưng dùng ĐƠN ĐỘC hạ sốt thì lại kiểm soát sốt tốt hơn sau 2 giờ. Tại sao ?

– Dùng lau mát có giúp giảm nhiệt độ 15 phút đầu nhưng như đề cập ở trên, 57% bố mẹ lau mát cho con sai cách như nước quá nóng hoặc quá lạnh (nhiệt độ khuyến cáo từ 29 – 30oC), lau không đúng 5 vị trí cần thiết (cổ, 2 hõm nách, bẹn, khoeo)…Nghĩa là có thể lau mát sai cách, việc hạ sốt không hiệu quả.
– Dùng lau mát ở trẻ nhỏ có thể gây co mạch ngoại biên đột ngột, giảm tưới máu ngoại vi gây hạ thân nhiệt tay chân ngoại vi nhưng thân nhiệt trung tâm vẫn cao do đó gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Vốn dĩ, ở trẻ nhỏ, cơ chế điều hòa nhiệt độ không hoàn chỉnh khi lau mát bạn sẽ làm trẻ sốt cao hơn nữa sau khi lau mát 15 phút.
– Dùng lau mát ở trẻ nhỏ, các nghiên cứu chỉ ra rằng làm tăng sự khó chịu và bất tiện ở trẻ, trẻ quấy khóc nhiều hơn, khó chịu hơn…Và việc này cũng làm cho tình trạng sốt của bé cao hơn.

Vậy trong thời gian chờ thuốc tác dụng, bố/mẹ làm gì ?

– Đảm bảo con được nằm trên một mặt phẳng trống trải, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương con nếu con co giật.
– Đảm bảo trẻ được cởi bỏ đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo.
– Thay vì lau mát khiến con khó chịu thì hãy để con ngủ yên hoặc để con được nghỉ ngơi. Bố/mẹ nên quan tâm đến việc bé nôn/ói thì lập từ cho nằm nghiêng 1 bên, bé bỏ bú hoặc đừ hơn thì báo ngay bác sĩ khám cho con.

Kết luận : Sốt không phải lúc nào cũng XẤU và xử trí theo nhiệt độ là
– [38-39°C] Không cần làm gì cả nếu bác sĩ đánh giá con bạn là khỏe, không nguy hiểm, cởi bỏ quần áo, tránh ủ ấm quá mức, bú thêm sữa, nước.
– [39 – 40°C] Dùng hạ sốt. Lau mát có thể không giúp hạ sốt mà còn gây tình trạng sốt thêm nặng hơn.
– [>40°C] Lau mát cho xuống Bổ trợ: cho bé bú thêm sữa hoặc uống thêm nước, cởi bỏ quần áo mặc, tránh ủ ấm

The post Bác sĩ nhi khoa chia sẻ cách hạ sốt cho bé nhanh nhất tại nhà – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
https://sunhospital.vn/en/bac-si-nhi-khoa-chia-se-cach-ha-sot-cho-be-nhanh-nhat-tai-nha-en.html/feed 0
[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia – EN https://sunhospital.vn/en/bi-quyet-bat-benh-qua-tieng-ho-cua-tre-tu-chuyen-gia-en.html https://sunhospital.vn/en/bi-quyet-bat-benh-qua-tieng-ho-cua-tre-tu-chuyen-gia-en.html#respond Fri, 22 Jan 2021 09:08:35 +0000 https://sunhospital.vn/?p=762 Con của bạn bị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng không khỏi luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu biết cách theo dõi và lắng nghe các cơn ho của bé, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán biết được bệnh trẻ đang mắc, từ. . .

The post [Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
Con của bạn bị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng không khỏi luôn là nỗi ám ảnh của hầu hết các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu biết cách theo dõi và lắng nghe các cơn ho của bé, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán biết được bệnh trẻ đang mắc, từ đó có cách chữa trị hợp lý, kịp thời. Đưới đây là bài viết cách bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia Ích Nhi. Mời bạn đọc tham khảo nhé!

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do cảm lạnh:

Biểu hiện:

  • Bé ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm, mắt kèm nhèm, chán ăn.
  • Những biểu hiện khác: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, và có khi sốt nhẹ (nhiệt độ thường là 38,6 độ C)

Thủ phạm chính:

Bệnh cảm lạnh thường do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Cơn ho thường kéo dài với cả đợt cảm lạnh của bé (thông thường từ 7 đến 10 ngày), cũng có trường hợp kéo dài hơn gấp đôi nhưng bệnh lại giảm nhẹ từng ngày.

Mẹ nên làm gì:

Trong trường hợp này các mẹ hãy cố gắng giữ cho mũi của bé luôn được sạch và thông thoáng nhé. Chứng tắc mũi, nghẹt mũi hay bị nhỏ giọt có khi còn làm bệnh nghiêm trọng hơn. Với trẻ sơ sinh hay các bé đang tập đi chưa thể tự xì mũi, các mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý và giúp con hút các chất bẩn trong mũi, nước mũi ra bằng cách dùng ống hút mũi theo hướng dẫn của bác sỹ.

Các loại thuốc thông mũi có thể được sử dụng cho trẻ hơn 2 tuổi nhưng các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi cho con dùng thuốc, vì có thể bé bị viêm xoang (bệnh do vi khuẩn gây nên trong thời tiết lạnh) hoặc các căn bệnh khác như hen, suyễn hay bị viêm họng.

Vì cảm lạnh là do vi rút gây ra, nên kháng sinh sẽ không có ích trong phòng, chữa. Do đó, cần vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý và dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy, giúp bé ít ho hơn. Mẹ cũng nên cho bé uống siro trị ho cho bé có công thức từ Quất – Mật Ong – Húng Chanh vì đây là những thành phần giúp trị ho cảm, long đờm cực tốt, lại kích thích tiết dịch trong đường hô hấp, làm dịu vết sưng viêm.

Tuy nhiên, nếu bé chảy nước mũi xanh dai dẳng và sốt, thì bạn hãy cho con gặp bác sỹ và cân nhắc dùng kháng sinh bởi cũng có thể bé bị viêm mũi do vi khuẩn.

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do viêm tiểu phế quản

Biểu hiện:

Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn.

Những biểu hiện khác:

Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè

Thủ phạm chính:

Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên tình trạng nhiễm trùng trên và thường những con virus đáng ghét này tác oai tác quái vào thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Các mẹ đừng nên nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản ở người lớn và trẻ em lớn hơn nhé, trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi hay bị nhiễm căn bệnh viêm tiểu phế quản này.

Mẹ nên làm gì:

Các mẹ hãy gọi bác sỹ ngay hoặc đưa con đi khám khi phát hiện thấy bé khó thở và không muốn ăn uống gì. Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản cần được nhập viện để điều trị bằng khí oxygen. Nếu bé chỉ bị viêm nhẹ (chỉ ho khò khè mà không bị khó thở), các mẹ có thể đặt thêm máy phun sương trong phòng ngủ của con để giúp trẻ long đờm trong phổi và đảm bảo rằng bé uống đủ nước.

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do viêm phế quản:

Biểu hiện:

Ho nhiều về đêm: Trẻ bị ho khan và thường ho nhiều, ho nặng về đêm khiến trẻ không ngủ được.

Thủ phạm chính:

Thường gặp khi trẻ bị hen, viêm phế quản –tiết ra nhiều chất nhầy, gây viêm và co thắt và kích thích làm bé ho.

Mẹ nên làm gì?

Những trường hợp nhẹ có thể được dùng thuốc giãn phế quản dạng hít (khí rung), đồng thời cho bé dùng thuốc dự phòng hằng ngày. Nặng hơn, hãy cho con đi khám bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hiệu quả.

Ho do Viêm phổi

Biểu hiện:

Ho dữ dội: Tiếng ho của bé có vẻ ướt và nhiều đờm; sau cơn ho thường đỏ mặt, thở nhanh hơn bình thường.

Thủ phạm chính:

Có thể bé bị viêm phổi – do vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào phổi, khiến phổi bị ứ đầy dịch. Vì vậy, bé phải ho để cố gắng tống lượng dịch ứ đọng này ra khỏi phổi. Thế nên, ho do viêm phổi thường khá đáng sợ.

Mẹ nên làm gì?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm phổi qua thăm khám nhưng có thể cần cho bé đi chụp X quang phổi. Bé có thể cần làm test đo độ bão hòa ô xi của máu (bằng một chiếc máy kẹp vào đầu ngón tay) để kiểm tra xem lượng ô xi trong máu có bị thấp hay không. Nếu các kết quả xét nghiệm cho thấy viêm phổi là do vi khuẩn, bé sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh; với viêm phổi do vi rút thì nên dùng siro thảo dược từ Quất – Mật ong – Húng Chanh để giảm viêm, giảm ho hoặc để bệnh tự diễn biến.

Viêm phổi có thể điều trị ngoại trú, nhưng nếu nặng, bé có thể phải nằm viện vài ngày.

[Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia

Ho do Cảm cúm

Biểu hiện:

Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm

Những biểu hiện khác: Mẹ thấy bé bơ phờ, mệt mỏi và bé than cổ họng bị rát, như có gì đang lạo xạo trong họng và thấy đau đầu, đau lưng hay đau chân. Bé bị sổ mũi, sốt và có khi lại thấy buồn nôn.

Thủ phạm chính:

Cảm cúm do virus gây ra thường trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Mười một hàng năm

Mẹ nên làm gì:

Mẹ hãy gọi bác sỹ ngay nếu con sốt hơn 38,6 độ C, bé có biểu hiện bị tiêu chảy và không muốn ăn uống gì. Bác sỹ sẽ cho mẹ các cách để tránh cho bé bị mất nước. Mẹ cố gắng cho bé uống thật nhiều nước và sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm bớt sự tắc nghẽn ở đường hô hấp của con nhé. Ngoài ra để ngăn ngừa căn bệnh này các mẹ hãy đưa con đi tiêm phòng hàng năm, tốt nhất cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 23 tháng, độ tuổi rất dễ lây nhiễm căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo bài viết: Bé bị cảm phải làm sao? +Cách trị cảm trẻ em ít ai biết

Ho gà

Biểu hiện:

Ho liên tục, không kiểm soát, tiếng khò khè.

Thủ phạm chính:

Có thể  là do vi khuẩn. Chúng lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.

Mẹ phải làm gì:

Trẻ em mắc ho gà cần được giám sát chặt chẽ bởi bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước ấm và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vắc xin.

The post [Bí quyết] bắt bệnh qua tiếng ho của trẻ từ chuyên gia – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
https://sunhospital.vn/en/bi-quyet-bat-benh-qua-tieng-ho-cua-tre-tu-chuyen-gia-en.html/feed 0
Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý – EN https://sunhospital.vn/en/kho-khe-o-tre-so-sinh-nhung-dieu-nen-chu-y-en.html https://sunhospital.vn/en/kho-khe-o-tre-so-sinh-nhung-dieu-nen-chu-y-en.html#respond Fri, 22 Jan 2021 09:06:24 +0000 https://sunhospital.vn/?p=763 Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không? Ở trẻ sơ sinh, thở khò khè là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Khi đó, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định sớm nguyên nhân và cách trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh phù hợp. Trước hết phụ huynh. . .

The post Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
Trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không? Ở trẻ sơ sinh, thở khò khè là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Khi đó, cha mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định sớm nguyên nhân và cách trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Trước hết phụ huynh cần phân biệt khò khè ở mũi hay khò khè ở họng. Trường hợp khò khè ở mũi hay còn gọi là ngạt mũi (nghẹt mũi) bản chất là dạng viêm mũi, chảy nước mũi hoặc cũng có thể là đường thở của trẻ không được thông thoáng do bụi, hỉ mũi… Đây là một triệu chứng nhẹ, thoáng qua ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu cách nghe không đúng, nhiều mẹ thường nhầm lẫn khò khè ở mũi với khò khè ở họng – một triệu chứng nguy hiểm hơn nhiều!

Bài viết dưới đây sẽ đề cập tới việc trẻ sơ sinh thở khò khè có sao không và cách trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả từ chuyên gia Vihodan Mời các bạn tham khảo nhé!

Bé sơ sinh thở khò khè là thế nào? Có sao không?

Khò khè là tiếng ran rít, ngáy phát ra từ các đường thở trong lồng ngực có thể nghe được bằng ống nghe khám bệnh hoặc áp tai vào lưng hoặc ngực của người bệnh. Khò khè thường nghe trong khi thở ra (đôi khi cả thì hít vào) là biểu hiện của tắc nghẽn ở đường thở nhỏ bên trong phổi, còn tiếng rít trong khi hít vào thường là âm thanh phát ra do tắc nghẽn ở thanh, khí quản lớn. Bé sơ sinh thở khò khè là triệu chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh mà mẹ phải chú ý và cho trẻ đi khám bác sỹ vì liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viên phế quản, hen phế quản ở trẻ.

Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý

Các nhóm bệnh liên quan trẻ sơ sinh bị thở khò khè:

  • Khò khè cấp tính, đột ngột, diễn biến bệnh nhanh kèm theo yếu tố tiền căn dị ứng của bản thân và gia đình (Trẻ bị các chứng bệnh kèm theo như mề đay, chàm da, người thân ruột thịt bị hen, suyễn), cha/mẹ nên nghĩ tới bệnh trẻ sơ sinh bị thở khò khè.
  • Khò khè sau đợt thay đổi thời tiết, kèm theo các đợt bệnh của bé là những triệu chứng của nhiễm Virus như sốt. nghẹt mũi, sổ mũi, ho, trường hợp này thông thường là triệu chứng của viêm tiểu phế quản.
  • Trường hợp trẻ đang ăn, chơi mà đột ngột khò khè kèm theo biểu hiện sặc, tím tái là dấu hiệu trẻ bị hóc dị vật đường thở.
  • Thở khò khè kèm theo biểu hiện co rút lồng ngực, tần suất bị từ 3 lần trở lên mà không kèm theo các dấu hiệu tiền căn của bệnh hen, suyên,… thường là biểu hiện của dị tật hẹp đường thở hoặc là biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh.

Chẩn đoán chính xác trẻ sơ sinh bị thở khò khè

  • Để loại trừ các trường hợp trẻ sơ sinh bị thở khò khè nghe thấy ở vùng mũi thì nên vệ sinh mũi của bé sạch, giúp vùng mũi thông thoáng bằng nước muối sinh lý.
  • Bác sỹ phải dùng ống nghe vùng phổi của bé. Trong trường họp khò khè nhiều và âm lớn thì cha/mẹ có thể áp tai và vùng ngực, lưng của trẻ để nghe.
  • Cha/mẹ có thể quan sát trẻ thở qua biểu hiện co lõm ngực (vùng mạn sường sẽ lồi lõm theo nhịp thở của bé)

Cách điều trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Tùy từng triệu chứng trẻ em bị khò khè có liên quan đến bệnh chứng nào, bác sỹ sẽ có biện pháp điều trị cụ thể

Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý

Khò khè liên quan đến bệnh Hen suyễn ở trẻ:

  • Phòng ngừa bằng các thuốc trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh phù hợp với từng tháng, tuần tuổi
  • Dùng thuốc cắt cơn khi cần
  • Cho trẻ bú đều đặn theo nhu cầu của trẻ
  • Vật lý trị liệu lấy đàm nếu cần.
  • Có thể kê kháng sinh khi kèm theo viêm nhiễm phế quản
  • Tránh các yếu tố gây nặng bệnh cho trẻ: Phấn hoa, lông xúc vật, hóa chất
  • Giữ phòng ngủ trẻ được sạch, không khí lưu thông
  • Cách xử lý các cơn suyễn khi bé bị lên cơn: Xử dụng thuốc xịt giãn phế quản tại chỗ…
  • Sử dụng thuốc long đờm, giảm ho thảo dược an toàn cho trẻ sơ sinh

Khò khè liên quan đến viêm tiểu phế quản:

  • Thông thoáng đường thở vùng mũi họng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, bế trẻ cao đầu
  • Có thể dùng thuốc dãn phế quản trường hợp trẻ khó thở, thở rút lồng ngực
  • Vật lý trị liệu lấy đàm nếu cần.
  • Kháng sinh phù hợp theo tuần tuổi, cân nặng của trẻ
  • Sử dụng thuốc long đờm, trị ho cho trẻ chiết xuất thảo dược an toàn hiệu quả.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu

Khò khè liên quan đến bệnh tim bẩm sinh, dị tật hẹp đường thở

  • Điều trị bệnh nền mắc phải theo chỉ định cụ thể của bác sỹ
  • Trường hợp trẻ lên cơn khó thở cấp, vẫn nên dùng thuốc giãn phế quản cho trẻ
  • Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu

Khò khè do hóc dị vật trong đường thở

Đưa trẻ tới bệnh viện nhanh nhất. Tùy từng mức độ, bác sỹ sẽ chỉ định can thiệp gắp dị vật trong đường thở.

Trẻ sơ sinh bị khò khè là bệnh lý thường gặp bởi chỉ cần thay đổi nhỏ của thời tiết, cũng có thể xuất hiện hiện tượng này. Các chuyên gia cho biết “khò khè” là dấu hiệu đầu tiên của rất nhiều loại bệnh, có bệnh nguy hiểm, có bệnh không nguy hiểm.

Tình trạng thở khò khè ở trẻ có thể nhận thấy bằng cách áp tai gần miệng hoặc mũi của bé, đặc biệt là khi bé ngủ – lúc này, có thể gần giống với tiếng ngáy nhẹ ở trẻ, đôi khi không đều (ngắt quãng). Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh.  Đôi khi, mẹ nhầm lẫn giữa nghẹt mũi với khò khè. Cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè là do tư thế nằm ngủ bé khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép và chỉ cần thay đổi tư thế thì tiếng khò khè cũng biến mất.

Trong khi các bố mẹ thường định nghĩa tất cả các dạng tiếng thở ồn ào hơn mức bình thường của bé là khò khè, các bác sỹ chỉ kết luận bé bị khò khè khi khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phế nang, tiểu phế quản, buồng phổi) và điều trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh.

The post Khò khè ở trẻ sơ sinh – những điều nên chú ý – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
https://sunhospital.vn/en/kho-khe-o-tre-so-sinh-nhung-dieu-nen-chu-y-en.html/feed 0
Bị viêm họng cần kiêng gì? – EN https://sunhospital.vn/en/bi-viem-hong-can-kieng-gi-en.html https://sunhospital.vn/en/bi-viem-hong-can-kieng-gi-en.html#respond Fri, 22 Jan 2021 09:05:05 +0000 https://sunhospital.vn/?p=764 Những thực phẩm người viêm họng nên ăn 80% nguyên nhân gây viêm họng là do nhiễm virus, vi khuẩn nên trong chế độ ăn người bệnh nên bổ sung thêm Vitamin C cho cơ thể để tăng sức đề kháng, giảm đau rát ở hầu họng đồng thời còn giúp mát gan. Nhóm thực. . .

The post Bị viêm họng cần kiêng gì? – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
Những thực phẩm người viêm họng nên ăn

80% nguyên nhân gây viêm họng là do nhiễm virus, vi khuẩn nên trong chế độ ăn người bệnh nên bổ sung thêm Vitamin C cho cơ thể để tăng sức đề kháng, giảm đau rát ở hầu họng đồng thời còn giúp mát gan.

Nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin C

  • Rau xanh ( bông cải, ớt chuông..)
  • Trái cây tươi họ cam quýt là những thực phẩm có hàm lượng Vitamin C tự nhiên rất cao.

Bị viêm họng cần kiêng gì?

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm cũng là nguyên tố vi lượng quan trọng có vai trò tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Không chỉ vậy, kẽm giúp cơ thể nâng cao khả năng kháng virus, đặc biệt quan trọng đối với cả trẻ em lẫn người lớn nhất là trẻ trong thời kỳ mắc bệnh. Tăng cường bổ sung kẽm trong bữa sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng viêm họng đồng thời ngăn ngừa tốt các bệnh khác.

Các thực phẩm giàu kẽm mà người bệnh nên bổ sung có thể kể đến như:

  • Rau chân vịt
  • Củ cải trắng
  • Nghêu
  • Ốc
  • Tôm
  • Cua
  • Ngao…
  • Bên cạnh đó, một thực phẩm có hàm lượng kẽm cao mà người bệnh không nên bỏ qua chính là nước cốt dừa.

Bị viêm họng cần kiêng gì?

3. Thực phẩm mềm, dễ nuốt

Bị viêm họng cần kiêng gì?

Các thực phẩm mềm, dễ nuốt này chính là các món như súp, cháo. Do cổ họng bị sưng viêm nên người bệnh sẽ rất khó khăn thậm chí còn thường xuyên cảm thấy đau rát khó chịu khi nuốt thức ăn. Vì vậy, để tránh kích thích cổ họng, không gây ma sát với thành họng thì tốt nhất người bệnh nên sử dụng các thực phẩm như:

  • Cháo yến mạch mật ong
  • Súp khoai tây, bí đỏ…

Các thực phẩm này đều giàu dinh dưỡng, có hàm lượng chất xơ cao vừa giúp giảm đau họng lại hỗ trợ điều trị rất tốt.

4. Thực phẩm dễ ăn có tính mát.

Khi bị viêm họng, cổ họng thường có cảm giác nóng rát khó chịu. Do đó, lúc này bạn nên tăng cường sử dụng các món canh thanh mát có tác dụng làm mát cổ họng, thanh nhiệt và cũng tốt cho hệ tiêu hóa. Các món canh này thường trơn nên sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi nuốt thức ăn.

5. Các món luộc

Khi bị viêm họng người bệnh nên chọn những món ăn chế biến thanh đạm như luộc hấp. Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, gia vị.

 

Bị đau họng nên kiêng ăn gì?

Trái với những thực phẩm mà bệnh nhân viêm họng nên ăn thì cũng có 1 số nhóm thực phẩm mà người bệnh cần tránh.

Đồ uống, thực phẩm lạnh

Khi bị viêm họng, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống, thực phẩm lạnh nhất là nước ngọt, kem. Tốt nhất nên uống nhiều nước ấm, nước khoáng thông thường, không nên thêm đá khi sử dụng để tránh tình trạng cổ họng sưng viêm nghiêm trọng hơn. Nếu có ăn trái cây cũng hạn chế để tủ lạnh rồi mới lấy ăn.

Bị viêm họng cần kiêng gì?

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng nằm trong danh sách các thực phẩm mà người bệnh viêm họng nhất định phải tránh xa. Lý do là vì đồ ăn có tính cay, nóng dễ gây kích thích niêm mạc họng, gây nóng trong, đồng thời còn khiến cảm giác đau họng thêm nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu không muốn họng sưng đỏ nhiều hơn thì người bệnh nhất định phải tránh xa nhóm thực phẩm này. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, gà rán…

Bị viêm họng cần kiêng gì?

Đồ ăn khô, cứng

Các món ăn khô cứng thường khó nuốt, dễ gây ma sát, kích thích cổ họng. Không chỉ vậy, chúng còn dễ gây xước bề mặt họng và làm cổ họng tổn thương nghiêm trọng. Những thực phẩm như các loại hạt có vỏ hoặc các món hải sản có vỏ cứng người bệnh nên tránh ăn

Đồ ngọt

Các loại đồ ăn ngọt chứa nhiều arginine, đây là chất tạo môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, chúng còn khiến dịch nhờn ở cổ tiết ra nhiều hơn, đồng thời còn làm tình trạng đờm trong cổ họng nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm này có thể kể đến như socola, đậu phộng, bánh kẹo…

Bị viêm họng cần kiêng gì?

Đồ uống có cồn

Người bị viêm họng cũng cần tránh các loại đồ uống có cồn hoặc chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Chúng là những thức uống không tốt cho sức khỏe, làm cổ họng sưng đỏ, viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Do đó, nên loại bỏ các thực phẩm này và tăng cường uống các loại nước như trà xanh, nước chanh mật ong

Bị viêm họng cần kiêng gì?

Trên đây là chế độ ăn uống với những thực phẩm, món ăn tốt nhất cho người bị viêm họng. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện mà luôn kéo dài thậm chí có xu hướng nghiêm trọng hơn, cần nhanh chóng thăm khám để được kịp thời điều trị.

The post Bị viêm họng cần kiêng gì? – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
https://sunhospital.vn/en/bi-viem-hong-can-kieng-gi-en.html/feed 0
Trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi do ngủ điều hòa, mẹ cần làm gì? – EN https://sunhospital.vn/en/tre-so-sinh-bi-ho-va-nghet-mui-do-ngu-dieu-hoa-me-can-lam-gi-en.html https://sunhospital.vn/en/tre-so-sinh-bi-ho-va-nghet-mui-do-ngu-dieu-hoa-me-can-lam-gi-en.html#respond Fri, 22 Jan 2021 09:02:11 +0000 https://sunhospital.vn/?p=765 Trong những ngày trời nóng, không bật điều hòa thì bé ậm ạch, khó ngủ, còn để máy lạnh không đúng cách cũng khiến bé dễ ốm, ho. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ cách phòng dùng điều hòa đúng cũng như và các biện pháp phòng tránh và xử trí. . .

The post Trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi do ngủ điều hòa, mẹ cần làm gì? – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>

Trong những ngày trời nóng, không bật điều hòa thì bé ậm ạch, khó ngủ, còn để máy lạnh không đúng cách cũng khiến bé dễ ốm, ho. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ cách phòng dùng điều hòa đúng cũng như và các biện pháp phòng tránh và xử trí khi bé nghẹt mũi, ho… trong mùa này.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị ho, nghẹt mũi khi ngủ điều hòa 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết, trong mùa nắng nóng, nóng quá thì bé không ngủ được, mà lạnh quá cũng không tốt. Trong khi đó, giấc ngủ rất quan trọng với trẻ, nhất là khoảng thời gian từ 22h đêm tới 3h sáng. Ngủ không ngon, không sâu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng miễn dịch của bé. Bởi thế, nếu cha mẹ sử dụng điều hòa không đúng cách cho con khi ngủ có thể lợi bất cập hại.

Trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi do ngủ điều hòa, mẹ cần làm gì?

Trẻ thường ho, nghẹt mũi khi ngủ trong phòng điều hòa vì các lý do như:

  • Môi trường thiếu độ ẩm trong phòng điều hòa khiến da khô, cơ thể dễ mất nước. Môi trường này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây một số bệnh về đường hô hấp. Trong phòng điều hòa, trẻ dễ bị khô mũi, khó thở bằng mũi nên há miệng thở gây đau họng, viêm họng, ho…
  • Ở trẻ nhỏ, trung tâm điều chỉnh nhiệt chưa hoàn thiện như người lớn. Do vậy, nếu bố mẹ dựa vào cảm nhận nhiệt của mình để điều chỉnh nhiệt độ phòng thì chưa chắc đã phù hợp với bé. Chẳng hạn, khi mới ngủ, mẹ thấy con có mồ hôi, nghĩ rằng bé nóng nên mở điều hòa lạnh sâu. Nếu duy trì nhiệt độ này tới đêm có thể khiến bé cảm lạnh.
  • Dùng điều hòa không đúng cách: Để nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh, đặt bé nằm đúng hướng gió thổi, cho bé ra vào phòng điều hòa đột ngột…

Sử dụng điều hòa đúng cách để tránh ho, sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Dùng điều hòa đúng sẽ tạo được không gian thoáng mát, giúp bé sơ sinh thoải mái, ngủ ngon. Bạn nên lưu ý những điều sau:

Để nhiệt độ phù hợp

Phòng nóng hoặc lạnh quá đều khiến trẻ dễ bị sốt, ho, chảy nước mũi… Nhiệt độ máy lạnh nên duy trì khoảng 27-28 độ và tránh đặt em bé ở thẳng luồng gió. Dưới luồng gió thổi, nhiệt độ chỉ còn khoảng 22-23 độ C.

Để nhiệt độ quá cao có thể khiến trẻ khó chịu, nổi rôm sảy. Thậm chí, theo một số nghiên cứu, ở môi trường quá nóng có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hội chứng đột tử nhũ nhi. Ngoài ra, ra mồ hôi nhiều, trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da, ngứa, mọc nhụn nhọt, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập… và dẫn tới các biến chứng như viêm não, viêm màng não rất nguy hiểm.

Ngược lại, nhiệt độ quá thấp khiến bé nhiễm lạnh, cảm, ho, viêm hô hấp…

Khi cho bé sơ sinh nằm trong phòng 27-28 độ, mẹ cần mặc quần áo dài, đội mũ và đeo tất chân cho con. Có thể đắp cho bé một chăn mỏng, nhẹ ngang người.

Trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi do ngủ điều hòa, mẹ cần làm gì?

Không cho bé ra khỏi phòng một cách đột ngột

Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa trong phòng điều hòa và môi trường bên ngoài có thể khiến bé sốc nhiệt, dẫn tới sốt, ho, cảm lạnh. Nếu cho trẻ ra ngoài, bạn nên tắt điều hòa vài phút để bé thích nghi dần. Có thể cho bé tới một “phòng đệm” ở trong nhà – nơi không bật điều hòa – trước khi ra ngoài hẳn.

Khi bế con ở ngoài về, mẹ cũng nên cho con vào “phòng đệm vài phút. Lau khô mồ hôi, để bé quen dần rồi mới vào phòng lạnh.

Trong những ngày nắng nóng, nên hạn chế bế trẻ ra vào phòng điều hòa liên tục.

Vệ sinh điều hòa thường xuyên

Nếu không được vệ sinh định kỳ, máy lạnh có thể chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn. Những thành phần này được thổi thẳng ra ngoài, khi bé hít vào rất dễ bị bệnh. Bạn cần thường xuyên vệ sinh máy lạnh đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tránh để hướng máy lạnh thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ

Nếu bị phả thẳng gió điều hòa vào đầu, mặt, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở, viêm họng và mắc các bệnh về hô hấp.

Lắp quạt thông gió cho phòng dùng điều hòa

Trẻ nhỏ cần được ở trong phòng lưu thông không khí tốt. Khi lắp điều hòa, bạn cần chú ý đến quạt thông gió. Quạt này sẽ giúp đưa đủ oxy vào phòng, tạo sự thông thoáng, khử mùi hôi, ẩm mốc… tốt cho sức khỏe của bé.

Không nên bật điều hòa suốt ngày, đêm

Trong ngày, những thời điểm hạ nhiệt như buổi sáng… bạn nên tắt điều hòa, mở cửa thông thoáng. Cho bé hít thở không khí tự nhiên và đón nắng sớm thay vì ở phòng kín 24/24.

Lưu bản nháp tự động

Những cách phòng và trị ho, sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho con trong mùa nóng, ba mẹ nên áp dụng các cách sau:

  • Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cho con khi ngủ, nhất là vùng chân và đầu, cổ bé. Có thể massage gan bàn chân cho con bằng dầu tràm khuynh diệp rồi đeo tất chân cho bé trước khi ngủ.
  • Sử dụng điều hòa, quạt hợp lý theo hướng dẫn trên của các chuyên gia. Có thể kết hợp máy tạo độ ẩm để tránh không khí quá khô khiến con khó thở.
  • Cho bú mẹ thường xuyên bé tăng cường miễn dịch và giúp làm loãng chất nhầy trong họng bé.
  • Cho con uống kháng sinh thực vật có tác dụng trị ho và viêm họng như Siro Vihodan
  • Mẹ cũng tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để đủ sữa cho con bú và đảm bảo sức khỏe.

The post Trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi do ngủ điều hòa, mẹ cần làm gì? – EN appeared first on Sun Hospital.

]]>
https://sunhospital.vn/en/tre-so-sinh-bi-ho-va-nghet-mui-do-ngu-dieu-hoa-me-can-lam-gi-en.html/feed 0